Trà sữa - món thức uống quen thuộc, có thể làm hạ gục bất kỳ ai, vì lẽ đó đây là thị trường kinh doanh tiềm năng dành cho người đầu tư. Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực, đam mê kinh doanh, tại sao không thử sức với mô hình này? Nếu bạn còn chần chừ vì chưa có kinh nghiệm mở quán bán trà sữa, đừng lo, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những lo lắng.
Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa siêu lợi nhuận (Nguồn ảnh: Internet)
Thị trường kinh doanh trà sữa hiện nay có tỷ lệ cạnh tranh vô cùng cao với hàng trăm thương hiệu lớn nhỏ. Do đó, nếu bạn là người mới, sẽ gặp không ít khó khăn, song, muốn thành công không phải không thể nếu biết cách áp dụng các kinh nghiệm mở quán bán trà sữa sau đây!
Lựa chọn mô hình mở quán bán trà sữa phù hợp
Đầu tiên, kinh nghiệm mở quán bán trà sữa bạn cần biết lúc này để có được chiến lược kinh doanh hiệu quả chính là lựa chọn mô hình phù hợp với khả năng kinh tế cùng định hướng phát triển của mình trong tương lai. Bạn có thể tham khảo một số mô hình phổ biến hiện nay!
1. Trà sữa nhượng quyền thương hiệu
Có thể nói, đây là mô hình quán kinh doanh trà sữa phổ biến nhất hiện nay, trà sữa nhượng quyền là hình thức kinh doanh cho phép cá nhân hoặc tổ chức được quyền sử dụng và kinh doanh dưới hình thức chi nhánh của một thương hiệu nổi tiếng đã có mặt trên thị trường. Đơn vị nhượng quyền sẽ có trách nhiệm chuyển giao quy trình quản lý, pha chế, nguyên liệu, thiết kế,... và bạn (người được nhượng quyền) sẽ phải trả một khoản chi phí theo thỏa thuận hoặc phần trăm lợi nhuận trong kinh doanh.
Đối với mô hình này, nhiều người có kinh nghiệm mở quán bán trà sữa chia sẻ lại là bạn sẽ rút ngắn được thời gian kinh doanh, công sức, tiền bạc trong quá trình xây dựng và tạo chỗ đứng của thương hiệu trong thị trường. Thêm vào đó, bạn sẽ có một lượng khách hàng ổn định mà thương hiệu đã gầy dựng. Song, với mô hình này đòi hỏi bạn cần đầu tư mức ngân sách lớn.
Trà sữa xe di động đang được đông đảo người trẻ lựa chọn khởi nghiệp (Nguồn ảnh: Internet)
2. Trà sữa truyền thống
Được xem là mô hình kinh doanh xuất hiện đầu tiên trên thị trường trà sữa, bởi lẽ bạn có thể bắt gặp loại hình này ở bất kỳ nơi đâu, từ thành thị trên đường phố lớn cho đến các con ngõ nhỏ, khu vực ngoại ô, nông thôn. Điều này cho thấy, trà sữa truyền thống ngày một phát triển, trở thành dấu ấn trong lòng khách hàng. Thông thường, mô hình này thường được kinh doanh tự phát của hộ gia đình hoặc cá nhân với mục tiêu là gia tăng thu nhập. Song, nhờ sự yêu thích của khách hàng, nó ngày một đa dạng và trở thành loại hình kinh doanh được nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. Ưu điểm lớn nhất của trà sữa truyền thống là diện tích nhỏ, mức vốn hạn chế nhưng phục vụ tối đa số lượng khách hàng từ học sinh, sinh viên, dân văn phòng, người lao động,... bởi lẽ menu của nó cực phong phú và giá cả rất phải chăng.
3. Trà sữa lưu động - take away
Học hỏi kinh nghiệm mở quán bán trà sữa của người thành công cho thấy, mô hình trà sữa lưu động, còn gọi là take away đang được đông đảo khách hàng lựa chọn, bởi với nhịp sống nhanh như hiện nay, đây là hình thức nhanh gọn và tiện lợi nhất. Thử hỏi nếu khách hàng đang đi trên đường, họ có bị thu hút bởi một xe trà sữa đầy màu sắc với hình ảnh ly trà sữa thơm ngon mát lạnh không? Đặc biệt, nếu bạn muốn khởi nghiệp đây là mô hình tiềm năng bởi kinh phí không quá cao, thêm vào đó có thể di chuyển vị trí kinh doanh để tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Để kinh doanh thành công bạn cần có chiến lược phù hợp (Nguồn ảnh: Internet)
Một số kinh nghiệm mở quán bán trà sữa
1. Thiết lập kế hoạch kinh doanh
Bạn phải biết rằng kinh doanh là "chiến trường" và bạn chính là "chiến binh", để có thể thành công ngoài sự may mắn, bạn bắt buộc phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường, xu hướng và tiềm lực của bản thân. Mọi kế hoạch đều phải mang tính thực tế và không có yếu tố viễn vông. Do đó, hãy học hỏi kinh nghiệm mở quán bán trà sữa bằng cách dành thời gian nghiên cứu thị trường, xu hướng, đối thủ, đặc trưng khách hàng mục tiêu,... từ đó thiết lập kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất.
2. Mặt bằng kinh doanh
Một vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định gần như một nửa sự thành công khi kinh doanh, đó chính là mặt bằng kinh doanh. Do đó, bạn cần tìm kiếm một địa điểm có khả năng thu hút tốt nhất lượng khách hàng mục tiêu. Theo kinh nghiệm mở quán bán trà sữa, một nơi kinh doanh tốt cần gần khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi, ưu tiên gần trường học, khu vui chơi, chợ, văn phòng,... có bãi đậu xe, an ninh tốt là một lợi thế.
Chất lượng nguyên liệu là yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của trà sữa (Nguồn ảnh: Internet)
3. Nguyên vật liệu chất lượng
Nhân tố giúp giữ chân khách hàng và khẳng định uy tín thương hiệu quán trà sữa, đó chính là chất lượng đồ uống. Thêm vào đó, ngày nay khách hàng ngày một quan tâm đến sức khỏe, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó, họ chỉ trung thành với những quán đảm bảo được an toàn. Để làm được điều này, bạn cần chọn lựa đơn vị cung cấp uy tín, có cam kết về thành phần, nguồn gốc rõ ràng, nên ưu tiên sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.
Khởi nghiệp mô hình trà sữa là một trong những sự lựa chọn hàng đầu hiện nay, nó mang đến nhiều cơ hội cho nhiều bạn trẻ kinh doanh làm giàu và thực hiện đam mê của mình. Hy vọng những kinh nghiệm mở quán bán trà sữa được chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn áp dụng thành công và đạt được những kết quả như mong đợi.
0 comments:
Post a Comment