Bên cạnh cafe được yêu thích thì trà sữa được xem là loại đồ uống có sức hút không hề kém cạnh, bởi vậy, nó mở ra cơ hội khởi nghiệp cho không ít bạn trẻ có mong muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên, muốn triển khai được dự định này một cách suôn sẻ, bạn bắt buộc phải lập kế hoạch mở quán trà sữa một cách hoàn hảo, vậy phải bắt đầu từ đâu?
Nếu bạn là người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và lập kế hoạch mở quán trà sữa, hãy dành ít thời gian để tham khảo bài viết dưới đây, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp nhé!
1. Lập kế hoạch sử dụng chi phí mở quán trà sữa
Để triển khai kế hoạch kinh doanh trà sữa, việc đầu tiên bạn cần làm trong danh sách lập kế hoạch mở quán trà sữa chính là xác định số vốn bạn cần chuẩn bị để triển khai được kế hoạch kinh doanh của mình. Sẽ khó có thể biết chính xác số vốn bạn sẽ bỏ ra để khởi nghiệp bởi nó phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau như:
Mô hình kinh doanh.
Diện tích kinh doanh.
Phương hướng kinh doanh.
Trang thiết bị máy móc.
Trang trí không gian, nội thất.
Địa điểm mở quán trà sữa.
Nguyên phụ liệu.
Nhân công làm việc.
Thủ tục pháp lý.
Điện nước, internet.
Truyền thông quảng bá.
Và nhiều yếu tố thực tế khác mà bạn không thể lường trước được, do đó, việc lập kế hoạch mở quán trà sữa bằng việc thống kê các chi phí đầu tư sẽ giúp bạn dự định được số tiền mình sẽ sử dụng, tiếp đến là biết cách tính toán, cân nhắc các hạng mục nào là quan trọng để sử dụng tiền một cách hợp lý nhất, đem lại hiệu quả như bạn mong đợi.
Kinh doanh trà sữa là lựa chọn khởi nghiệp tiềm năng (Nguồn ảnh: Internet)Ngoài ra, sẽ có một cách lập kế hoạch mở quán trà sữa theo từng giai đoạn sử dụng chi phí rất phù hợp, bạn có thể tham khảo để triển khai theo nhằm giúp quá trình vận hành, quản trị một cách suôn sẻ nhất, điển hình như:
Chi phí đầu tư ban đầu (Giai đoạn chuẩn bị, chưa chính thức khai trương):
Thuê mặt bằng, cọc mặt bằng 3 - 6 tháng, thi công thiết kế, sửa chữa không gian quán, mua sắm trang thiết bị nội thất, dụng cụ pha chế, nguyên liệu chuẩn bị, các chi phí pháp lý,...
Chi phí đầu tư giai đoạn vận hành (quán bắt đầu đi vào hoạt động, đón khách):
Chi phí mặt bằng mỗi tháng, lương nhân viên làm việc, điện nước, internet, nguyên vật liệu pha chế, bảo trì máy móc, chăm sóc cảnh quan,...
Chi phí dự trù rủi ro:
Đây là loại chi phí khá quan trọng, nhằm giúp quán của bạn khắc phục rủi ro trong giai đoạn khó khăn, chưa có khách, quán chưa có phát sinh lợi nhuận hoặc một tình huống xấu nào đó xảy ra bạn vẫn có nguồn tiền để giải quyết!
2. Lập kế hoạch mở quán trà sữa theo từng giai đoạn
Tiếp đến, khuyến cáo dành cho bạn trong quá trình lập kế hoạch mở quán trà sữa là phải luôn lưu ý việc lập kế hoạch theo từng giai đoạn bởi nó sẽ giúp bạn bám sát thực tế, biết được những hạng mục nào là quan trọng, cần đầu tư và những yếu tố nào có thể bỏ qua. Điều này sẽ giúp bạn đem đến kết quả tốt hơn và dự đoán được các rủi ro có thể gặp phải trong tương lai một cách hiệu quả!
Ngoài ra, bạn cần dự trù các phương án xử lý các tình huống rủi ro, khó khăn có thể diễn ra trong chặn đường khởi nghiệp của mình. Thêm vào đó, để việc lập kế hoạch mở quán trà sữa chuẩn hơn, bạn nên tham khảo kinh nghiệm từ những người đã thành công, cùng lúc đó luôn nâng cao kỹ năng, kiến thức, cập nhật tình hình thị trường, xu hướng và nhu cầu của khách hàng để đem đến phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất!
Khuyến mãi là cách giúp bạn thu hút bạn thu hút khách hàng (Nguồn ảnh: Internet)3. Xây dựng chiến lược quảng bá tiếp thị quán trà sữa
Để có thể thu hút khách hàng thì bước lập kế hoạch mở quán trà sữa, bạn không thể bỏ qua chiến lược truyền thông tiếp thị nhằm phát huy tối đa khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng. Đây không chỉ là cách giúp bạn nhìn nhận được chiến lược quảng cáo của mình có hiệu quả, phù hợp hay không mà nó còn giúp bạn kiểm soát được chi phí đầu tư cho hạng mục này, biết được những kênh nào tốn kinh phí hơn và kết quả mang về có như điều mà mình mong đợi? Ngoài ra, bạn còn nên có bảng kế hoạch phát triển đa kênh, càng có độ phủ thì mới có thể tăng độ nhận diện thương hiệu, khả năng khách hàng biết và tìm đến quán trà sữa của bạn cao hơn, điều tiếp theo bạn cần làm là khả năng phục vụ có giúp họ ấn tượng và trở thành những vị khách quen thuộc hay không?
Một lần nữa xin khẳng định, việc lập kế hoạch mở quán trà sữa là bước vô cùng quan trọng quyết định kế hoạch khởi nghiệp của bạn có diễn ra thuận lợi hay không? Đây là cách giúp bạn chuẩn bị mọi tình huống nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn tự tin và bắt đầu chuẩn bị cho dự định của mình. Chúc bạn sớm đạt được thành công như điều mà mình kỳ vọng!
0 comments:
Post a Comment