Những năm gần đây, trà sữa là một thức uống được đông đảo các bạn trẻ yêu thích, cũng chính vì thế mà có rất nhiều quán trà sữa “mọc lên” mỗi ngày. Mọi người cứ nghĩ rằng số vốn để mở 1 quán trà sữa là ít, nhưng lợi nhuận lại cao nên đổ xô kinh doanh trà sữa. Ngay cả khi họ chưa chuẩn bị gì cho kế hoạch kinh doanh của mình. Nhưng kết quả đã thấy rõ, khi chỉ có một số ít quán phát triển tốt, còn lại thì đều phải đóng cửa sau một thời gian ngắn hoạt động.
Vậy khi mở quán trà sữa cần lưu ý những gì? Hy vọng với những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro không đáng có khi kinh doanh quán trà sữa.
Những điều cần lưu ý khi mở 1 quán trà sữa
1. Thị trường cạnh tranh cao
Các quán trà sữa “mọc lên” liên tục cho thấy sức hút của loại đồ uống này, nhưng cũng báo hiệu sức ép rất lớn cho những người đã và đang có ý định kinh doanh mô hình này. Chưa bao giờ việc mở trà sữa lại dễ dàng như hiện nay. Bạn có thể lựa chọn những mô hình bán mang đi, giao tận nhà hay vỉa hè nếu như chỉ có số vốn để mở 1 quán trà sữa ít. Còn nếu có số vốn lớn thì cũng có thể lựa chọn các mô hình trà sữa nhượng quyền, họ sẽ cung cấp toàn bộ thương hiệu, công thức pha chế, công nghệ,… với một mức phí nhượng quyền theo thỏa thuận.
Vì vậy, dù vẫn là thức uống được ưa thích nhưng khi có quá nhiều sự lựa chọn thì đa phần khách hàng sẽ chỉ lựa chọn những quán quen hay những thương hiệu lớn,… Điều đó khiến rất nhiều quán trà sữa phải đóng cửa vì không có khách hàng.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn không nên mở quán trà sữa, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng để có thể cạnh tranh được trong thị trường này, bạn cần xác định rõ hướng đi, kế hoạch kinh doanh, vị trí kinh doanh, số vốn để mở 1 quán trà sữa,… cùng lúc nghiên cứu, tham khảo thật kỹ từ những người đi trước để có thể rút ra những bài học cho mình. Điều đó sẽ giúp bạn chọn được phương hướng kinh doanh phù hợp.
Lên kế hoạch chi tiêu tài chính cụ thể là chìa khóa giúp bạn thành công khi mở quán trà sữa. Có rất nhiều người bắt tay vào kinh doanh nhưng lại không có một kế hoạch chi tiêu cụ thể. Họ chỉ ước lượng số vốn để mở 1 quán trà sữa, số chi phí sử dụng rồi lao ngay vào thi công quán trà sữa và khai trương. Điều đó, làm họ dễ dàng rơi vào tình trạng thiếu hụt ngân sách và không biết phải làm sao khi có vấn đề phát sinh.
Vì vậy, nếu muốn kinh doanh quán trà sữa lâu dài và ổn định thì các chủ quán hãy lập trình cho mình một bảng kế hoạch chi tiêu, càng chi tiết càng tốt, bao gồm các khoản chi tiêu cố định hàng tháng, tiền mua nguyên liệu, trang thiết bị, …
Việc lập kế hoạch chi tiêu này nên được thực hiện ngay từ đầu, trước khi bắt đầu kinh doanh. Vì nó sẽ giúp bạn ước tính được số vốn để mở 1 quán trà sữa là bao nhiêu và phân bổ nguồn vốn như thế nào cho hợp lý.
3. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Nhân sự chính là cách tay đắc lực của người làm kinh doanh. Đặc biệt, việc tìm kiếm nhân viên cho quán trà sữa thì không hề khó khăn bởi nhân sự hướng đến hầu hết là học sinh, sinh viên. Nhưng tuyển nhân viên cho các quán trà sữa cũng có những tiêu chuẩn riêng.
Có thể bạn không biết, nhưng nhân sự là một trong những yếu tố tạo nên ấn tượng trong lòng khách hàng khi đến quán trà sữa. Và rất nhiều quán giữ chân khách hàng bằng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, niềm nở, vui vẻ và luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để có thể phục vụ một cách tốt nhất.
Bạn cũng nên dành thời gian đào tạo nhân viên để họ có thể nắm rõ quy trình làm việc cũng như xử lý tốt những tình huống có thể xảy ra trong công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến nhân viên để thúc đẩy năng suất làm việc của họ bằng cách hỏi thăm về tình hình đời sống, tặng quà vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ,… Điều này họ sẽ cảm nhận được sự chu đáo của chủ quán, từ đó, sẽ nỗ lực làm tốt nhiệm vụ của mình giúp quán đẩy cao năng suất và tăng lượng khách hàng đến quán.
Ngoài thái độ phục vụ bạn cũng nên xem xét thời gian phục vụ đồ uống, tránh tình trạng để khách chờ lâu, gây mất thiện cảm của khách hàng đối với quán.
Có thể thấy rằng dù với số vốn để mở 1 quán trà sữa là bao nhiêu thì bạn cũng có thể bắt tay vào kinh doanh. Điều quan trọng là không ngừng trau dồi thêm những kiến thức và kinh nghiệm để tránh những thất bại không đáng có. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai. Chúc các bạn thành công!
0 comments:
Post a Comment